Search

banner image

Sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Sỏi thận nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Chế độ ăn uống và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh sỏi thận tái phát.

Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp với tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Độ tuổi mắc bệnh sỏi thận ở nữ giới là từ 20-40 tuôi, ở nam giới là từ 20-50 tuổi.

Người dễ mắc sỏi thận từ 20-50 tuổi
Bệnh này là do các khoáng chất có trong nước tiểu không được hòa tan mà bị tích tụ, lắng đọng lâu ngày tạo thành sỏi trong thận.
Bệnh sỏi thận thường có một số dấu hiệu đặc trưng đó là:

  • Đau: Các cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng sau đó lan xuống hông rồi lan xuống đùi. Một số người có cảm giác đau dữ dội, tuy nhiên, một số người lại chỉ bị đau âm ỉ. Mức độ đau phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ.
  • Sốt
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau khi ngồi lâu

Hiện nay, để điều trị bệnh sỏi thận có rất nhiều cách phụ thuộc vào số lượng và kích thước của sỏi.
Với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể tự điều trị bệnh bằng cách uống nhiều nước, thuốc lợi tiểu giúp sỏi có thể được loại bỏ ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu.

Với những sỏi có kích thước lớn, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng phương pháp tán sỏi qua da, phẫu thuật mổ nội soi để điều trị bệnh.

Bạn có thể quan tâm:


Người bị sỏi thận nên ăn gì?


Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận. Người bệnh nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh không bị biến chứng hoặc tái phát. Sau đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn:
Nước
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp phòng tránh và chữa trị bệnh sỏi thận hiệu nghiệm nhất. Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2-3 lít nước, chia đều trong các khoảng thời gian trong ngày. Không được uống quá nhiều nước cùng một lúc vì nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Nhiều người thắc mắc rằng, canxi tích tụ trong nước tiểu là nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Vậy việc bổ sung hàm lượng canxi trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, những người bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể thượng ít có nguy cơ bị mắc bệnh sỏi thận.

2 lý sữa mỗi ngày cho người sỏi thận
Mỗi ngày người bệnh có thể uống 3 ly sữa tươi hoặc ăn một số sản phẩm từ sữ như sữa chua, bơ, phô mai sẽ giúp đẩy lùi bệnh sỏi thận hiệu quả. Người bệnh không nên kiêng cũ quá mức vì sẽ gây mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể, từ đó khiến cơ thể sẽ hấp thụ oxalat nhiều hơn từ ruột gây sỏi thận.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả có tác dụng hạn chế sỏi thân hiệu quả. Rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Chất xơ không hòa tan giúp làm giảm canxi trong nước tiểu.

Những chất xơ này kết hợp với lượng canxi trong ruột, giúp cơ thể bài tiết canxi qua phân thay vì thông qua thận.

Ngoài ra, chất xơ không hòa tan giúp làm tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, từ đó, hạn chế khả năng canxi bị tích tụ trong nước tiểu gây sỏi thận.
Vì vậy, người bệnh nên tạo thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp chữa trị và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả. 

Người bị sỏi thận KHÔNG nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn, việc hạn chế ăn một số thực phẩm không tốt cho thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị sỏi thận. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh không nên ăn:

Muối

Những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn muối giúp bảo vệ thận và phòng tránh bệnh sỏi thận. Các nghiên cứu cho thấy việc giảm hàm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp làm giảm oxalate trong nước tiểu, từ đó ngăn chặn khả năng tạo sỏi thận.

Thực phẩm chứa nhiều protein, đường

Một số thực phẩm chứa nhiều protein người bệnh nên hạn chế đó là: thịt gà, thịt bò, thịt trâu. Việc ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Chế độ ăn uống quá nhiều đường và protein động vật khiến bệnh sỏi thận thêm trầm trọng hơn. Ăn quá nhiều protein động vật, trứng, hải sản sẽ làm tăng lượng acid uric trong cơ thể gây sỏi thận. Chế độ ăn giàu protein cũng làm giảm lượng citrate trong nước tiểu, đây là chất hóa học có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận.

Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Đó là những thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, bim bim,… Những loại thực phẩm này làm tăng lượng muối trong nước tiểu là nguy cơ gây sỏi thận.

Thực phẩm làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu

Rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà..là những thực phẩm làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Hạn chế ăn những loại thực phẩm này sẽ giúp làm giảm hàm lượng oxalate có trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó hạn chế lượng canxi được bài tiết vào nước tiểu.

Trái cây chứa nhiều oxelat

– Chuối

Mặc dù chuối có chứa chuối protein, các loại đường, calci, phốt-pho ,tinh bột, chất béo, kali, kẽm, vitamin A, C, E, B1 nhưng lượng kali trong chuối quá nhiều lại ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận.

– Hoa quả khô

Người bị sỏi thận không nên ăn hoa quả khô hoặc nho vì chúng rất nhiều bazơ oxalic kích thích sỏi phát triển.

– Quả bơ

Giống như chuối, trong bơ cũng chứa 1 lượng kali lớn gây ra nhiều áp lực cho quả thận. Với những người có sức khỏe tốt thì nên ăn bơ hằng ngày, chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.

Không uống các chấn có cồn

Rượu

Người bệnh sỏi thận nên hạn chế uống rượu vì uống rượu nhiều rất dễ gây sỏi thận. Uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong môi trường cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.






Sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì? Sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì? Reviewed by Unknown on tháng 5 28, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.