Search

banner image

Sỏi thận gây đau bụng và cách làm giảm đau

Sỏi thận gây đau bụng là 1 triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sỏi thận. Vậy đau bụng do sỏi thận thường đau ở đâu, đau như thế nào và làm sao để giảm đau? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

1/ Sỏi thận gây đau bụng như thế nào?

Đau bụng dưới kèm theo đau lưng

Sỏi thận thường không đứng nguyên tại một vị trí mà sẽ di chuyển theo dòng nước tiểu, làm tổn thương hệ tiết niệu và chèn ép vào các cơ quan nội tạng, gây đau. Vì vậy mà sỏi thận gây đau bụng. Nếu bị đau bụng dưới, phía bên trái và kèm theo việc đau lưng thì khả năng cao là bạn đã bị sỏi thận rồi.

Cơn đau có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói và có thể kéo đến một cách bất ngờ. Cơ đau có thể kéo dài từ 20 – 60 phút, thậm chí là vài giờ. Khi người bệnh nằm hoặc ngồi lâu tại 1 tư thế thì chắc chắn sẽ bị đau và cơn đau cũng trở nên dữ dội hơn.

Đau bụng dưới bên trái nam do sỏi thận
Khi bệnh đã tiến triển thành biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thì những cơn đau sẽ trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, việc sỏi thận gây đau bụng có thể kèm theo sốt và chứng tiểu buốt.

Đau quặn thận

Sau khi bệnh nhân bê vác nặng hoặc hoạt động gắng sức thường sẽ bị đau quặn thận. Cơn đâu có thể xuất phát từ thận, vùng hạ sườn phải và thắt lưng. Sau đó có thể lan sang vùng rốn, hạ sườn trái, hố chậu, bẹn, háng và tinh hoàn ở nam.

Cơn đau quặn thận sẽ kéo đến đột ngột và rất dữ dội, không có tư thế nào giúp bệnh nhân giảm đau. Đau quặn thận có thể đi kèm với việc toát mồ hôi, buồn nôn, buồn tiểu, buồn đi ngoài, chướng bụng, mặt tái xanh, thậm chí có thể kèm theo chứng tiểu máu, sốt, ớn lạnh,…

Các cơn đau quặn thận thường xuất hiện khi bệnh sỏi thận đã biến chứng thành viêm bể thận cấp tính, thận ứ nước,… gây nên sự trướng căng đột ngột của niệu quản hoặc bao thận.

Khi sỏi di chuyển theo nước tiểu trong đường tiết niệu, cơn đau sẽ lan dần xuống dưới, dọc theo đường từ niệu quản đến hố chậu. Nếu sỏi di chuyển xuống phần cuối cùng của niệu quản thì cơn đau có thể kèm theo phù nề, đái rắt do viêm, sốt và rét run do nhiễm trùng,… 

2/ Cách làm giảm đau bụng do sỏi thận

Có một số phương pháp để làm giảm sự đau đớn và khó chịu do sỏi thận gây đau bụng như sau:
Để làm giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra thì người bệnh cần giải phóng tắc nghẽn ở đường tiết niệu bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng viêm để làm giảm chứng phù, giảm đau, giảm co thắt,…

Nghỉ ngơi giúp giảm cơn đau quặn
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một số loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để phòng chống và điều trị chứng nhiễm trùng, nguyên nhân khiến những cơ đau trở nên dữ dội và nghiêm trọng hơn.

Việc làm giảm hiện tượng sỏi thận gây đau bụng thì điều quan trọng nhất là phải điều trị sỏi thận. Mà nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh sỏi thận đó là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học. Vậy nên để điều trị sỏi thận gây đau bụng thì bệnh nhân cần sử dụng các bài thuốc và các phương pháp làm tan sỏi để nhanh chóng điều trị bệnh, đồng thời phải kết hợp với 1 chế độ ăn uống, nghie ngơi hợp lý:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu oxalate, gây tăng tiết axit uric và các chất béo giàu cholesterol
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng đạm thực vật thay vì đạm động vật
  • Tránh xa các chất kích thích
  • Giảm lượng muối ăn và bột ngọt sử dụng
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể
  • Bổ sung vừa đủ lượng canxi cần thiết
  • Tường xuyên vân động nhẹ nhàng, điều độ
  • Ngoài ra, khi đau quá thì người bệnh có thể chườm nóng để giảm đau tạm thời.

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu được sỏi thận gây đau bụng như thế nào và làm sao để giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra.

Bạn xem thêm: Cách uống sữa dành cho người sỏi thận

Sỏi thận gây đau bụng và cách làm giảm đau Sỏi thận gây đau bụng và cách làm giảm đau Reviewed by Unknown on tháng 7 19, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.